Faculty of Mining


  • P.507, 509, 511 - Nhà C12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất
  • Số 18, phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • (84-4) 3838-7565
  • khoamo@humg.edu.vn
  • http://min.humg.edu.vn/

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Cách đây 50 năm (năm 1966) Khoa Mỏ được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đai học-Địa chất.Từ ngày thành lập đến nay, cùng với Nhà trường, Khoa Mỏ tọa lạc tại nhiều địa điểm khác nhau. Từ Thuận Thành(Hà Bắc) đến Phổ Yên- Bắc Thái, sau đó vể Từ Liêm-Hà Nội. Trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, cán bộ công chức khoa Mỏ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho ngành mỏ trên cả nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển Kinh tế xã hội của đất nước

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ công chức Khoa Mỏ ngày một lớn mạnh. Khi mới thành lập, khoa Mỏ có 42 CBGD và 6 cán bộ trợ giảng. Trong 50 năm qua đã có hơn 300 cán bộ công tác tại Khoa trong đó có 3 NGND,10 NGƯT,6GS, 27 PGS,76 GVC, 2TSKH, 71TS, 90 ThS, 15 cán bộ trợ giảng. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Nhà trường. Hiện nay Khoa Mỏ có 62 cán bộ, trong đó có 05 Phó giáo sư; 18 tiến sĩ; 21 thạc sỹ; 06 giảng viên chính; 09 nghiên cứu sinh (05 NCS nước ngoài, 04 NCS trong nước), 03 kỹ sư và 03 cử nhân.

Cơ cấu học thuật của Khoa luôn thay đổi và phát triển  để phù hợp với mục tiêu đào tạo và quy mô phát triển  của Nhà trường, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Ngày đầu Khoa Mỏ có 6 Bộ môn. Vào năm 1980, Khoa Mỏ tách ra thành 2 Khoa: Khoa Mỏ và Khoa Cơ-Điện. Đến năm 1988 , Khoa Mỏ và Khoa Cơ-Điện lại nhập vào thành Khoa Mỏ. Năm 2006 Khoa Mỏ lại một lần nữa tách thành Khoa Mỏ và Khoa Cơ-Điện. Năm 2010, Khoa Xây dựng được thành lập trên cơ sở Bộ môn Xây dựng công trình ngầm của Khoa Mỏ. Hiện nay Khoa Mỏ có 4 Bộ môn trong đó có 3 Bộ môn kỹ thuật chuyên ngành và 1 Bộ môn kỹ thuật cơ sở

3.Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Trong 50 năm qua Khoa Mỏ đã đào tạo cho đất nước và ngành mỏ hơn 12000 kỹ sơ các chuyên ngành mỏ. Trong đó nhiều người đã và đang giữ chức vụ quan trọng  trong các cơ quan  Nhà nước, tổng công ty, doanh nghiệp,... Hiện nay, Khoa Mỏ vẫn là một trong số các Khoa  có số lượng sinh viên theo học khá đông. Năm học 2015-2016 Khoa Mỏ quản lý 38 lớp sinh viên  với 1851 sinh viên đại học và cao đẳng.

Ngoài việc đào tạo đại học, Khoa Mỏ còn đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh theo các chuyên ngành kỹ thuật của khoa. Trong 50 năm qua, Khoa Mỏ đã đào tạo được hơn 500 Thạc sĩ kỹ thuật và gần 50 Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành.Hiện nay Khoa Mỏ đang quản lý đào tạo 20 NCS và 105 học viên cao học.

Về tài liệu giảng dạy, Khoa Mỏ đã biên soạn và in được gần 200 sách, giáo trình giảng dạy tại các Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Giao thông vận tải và Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Hiện nay, Khoa Mỏ quản lý 35 bài giảng dùng cho giảng dạy cao học và 18 học phần Tiến sĩ cho NCS.

Về nghiên cứu Khoa học, Khoa Mỏ đã thực hiện 22 đề tài cấp Nhà nước, gần 70 đề tài cấp Bộ, hơn 100 đề tài cấp Trường, 7 dự án sản xuất thử nghiệm, hơn 400 hợp đồng nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất (với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng). Khoa Mỏ có mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả với nhiều đơn vị sản xuất, nghiên cứu và đào tạo trong nước, trong khu vực và thế giới

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

a) Công tác đào tạo:

  • Tiếp tục đề ra các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó chú trọng tới công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lý giảng dạy, quản lý sinh viên theo chương trình đào tạo tín chỉ. Từng bước xây dựng chương trình đào tạo đại học chất lượng cao ngành Khai thác mỏ.
  • Mở rộng địa bàn đào tạo hệ vừa làm vừa học; nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo SĐH. Triển khai các lớp đào tạo chứng chỉ theo yêu cầu của Nhà trường. Xây dựng các dự án mua sắm, đầu tư trang thiết bị cho một số phòng thí nghiệm của các bộ môn. Lập dự án phòng thí nghiệm Tuyển - Luyện quặng kim loại.

b) Công tác NCKH và PVSX:

  • Đẩy mạnh việc đăng ký các đề tài NCKH cấp Cơ sở, cấp Bộ, các đề tài NCKH cơ bản và cấp Nhà nước. Động viên, khuyến khích cán bộ tham gia viết bài cho các tạp chí và các HNKH chuyên ngành trong và ngoài nước.

c) Công tác đối ngoại:

  • Đẩy mạnh các mối quan hệ Quốc tế sẵn có và không ngừng tạo dựng các mối quan hệ mới với các GS và các trường ĐH nước ngoài để từng bước hội nhập và tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ trẻ trong khoa ở nước ngoài. Phát huy công tác hợp tác với các cơ sở sản xuất và các cơ quan có quan hệ truyền thống với Khoa Mỏ để khai thác sự giúp đỡ của bạn trong việc đào tạo cán bộ trẻ và thực tập của sinh viên.
  • Cố gắng tổ chức các đợt tham quan kỹ thuật, du lịch sinh thái do các tổ chức đoàn thể trong Khoa phối hợp thực hiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Khoa và các cơ sở sản xuất, đồng thời giải quyết nhu cầu của cán bộ viên chức trong công tác tham quan trong và ngoài nước theo phương thức Khoa - Trường- cán bộ cùng góp kinh phí

5. Khen thưởng

Với những thành tích về đào tạo, NCKH và PVSX trong 45 năm qua, Khoa Mỏ, các Bộ môn và cá nhân rong khoa đã được Nhà nước tặng thưởng: 1 Huân công chiến công hạng 3, 18 Huân chương chống Mỹ cứu nước và Huân chương lao động các loại; 7 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; hơn 40 Bằng khen của Bộ GD&ĐT và nhiều danh hiệu thi đua xuất sắc khác. Bộ môn Khai thác Hầm lò đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động” vào năm 2000. Đặc biệt, năm 2015 Bộ môn Khai thác lộ thiên vinh dự được đón nhận Huân chương lao động Hạng 3 và 01 Cờ thi đua của Bộ giáo dục và Đào tạo.

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second