Thời gian ngủ tốt nhất
+ Từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
+ Đảm bảo đủ 8h/1 ngày/1 người.
Trung bình mỗi người cần ngủ 8h/1 ngày và trước 22h (Ảnh minh họa)
Đồng hồ sinh học của cơ thể
Đồng hồ sinh học trong cơ thể còn được gọi là nhịp điệu sinh lý ngày đêm, tập hợp một chùm nhỏ các tế bào thần kinh là chuỗi hạch nhân đan chéo ở trên, nằm ở giữa não và có hình chữ V.
Chuỗi hạch này có nhiệm vụ điều khiển một số chức năng cơ bản như kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và nhiệt độ của cơ thể. Chúng sẽ đồng bộ hóa chu trình thức - ngủ của cơ thể với vòng tuần hoàn ngày - đêm bằng cách sử dụng thông tin mà nó nhận được từ những cơ quan nhận cảm ánh sáng nằm đằng sau nhãn cầu.
Đồng hồ sinh học của cơ thể đồng nhất với nhịp ngày và đêm.
Đồng hồ sinh học làm việc như thế nào?
Sau 22 giờ
+ Các cơ quan của cơ thể gồm: tim, phổi, dạ dày giảm cường độ làm việc, bởi ban đêm là thời gian được dành cho nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.
Từ 21-23h
+ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc).
Từ 23h - 1h sáng
+ Đây là quãng thời gian bài độc của gan trong quá trình chúng ta ngủ say.
Đêm là khoảng thời gian các cơ quan nội tạng bài độc (Ảnh minh họa)
Từ 1h - 3h sáng
+ 1h đến 3h là thời gian bài độc của mật, thực hiện trong giấc ngủ say.
Từ 3h - 5h sáng
+ Đây là khoảng thời gian bài độc của phổi.
Từ 5h - 7h
+ 5h - 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.
+ Đây là lý do vì sao sáng dậy, chúng ta lại phải đi toilet.
Thức khuya có tác hại gì?
1.Mệt mỏi, sa sút trí tuệ, sức đề kháng giảm sút
+ Thường xuyên thức khuya, khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng của cơ thể giảm gây nên các bệnh: cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng ….
+ Thức khuya còn khiến đầu óc căng thẳng, không tập trung tư tưởng, đau đầu…
2. Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày.
+ Thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng “ăn đêm", dẫn đến nguy cơ đau dạ dày.
+ Thường xuyên ăn đêm dễ gây ung thư dạ dày (do đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi, việc tái sinh tế bào niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày…)
Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày do ăn đêm (Ảnh minh họa)
3. Nguy cơ mắc các bệnh về gan, mật
+ Đêm là thời gian các cơ quan bài độc của gan, mật, phổi…. Vì vậy, nếu các cơ quan này phải làm việc trái quy luật, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về gan, mật, phổi….
4. Sự hồi phục sức khỏe kém, nguy cơ mắc bệnh tim cao
+ Việc nghỉ ngơi không có quy luật khiến cho sức khỏe sa sút, việc phục hồi sức khỏe kém hơn người bình thường.
+ Thức khuya ảnh hưởng đến nội tạng, tính tình nóng nẩy, tỷ lệ mắc bệnh tim tương đối cao.
5. Suy nhược thần kinh, mất ngủ
+ Đêm đến thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi.
+ Nếu thức khuya giao cảm thần kinh hoạt động sôi nổi dẫn đến tình trạng: mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, không thể tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu ….vào ban ngày.
+ Lâu ngày sẽ mắc bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ…
6. Ảnh hưởng đến thính giác
+ Một số người chơi trò chơi: điện tử, đi nhảy, đánh mạt chược…. khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác.
+ Thường xuyên thức khuya, sẽ có thể bị điếc tai.
Thường xuyên thức khuya, chơi điện tử sẽ ảnh hưởng đến thính giác (Ảnh minh họa)
7. Nguy cơ béo phì
+ Cơ thể con người có hai loại thần kinh là thần kinh giao cảm và thần kinh giao cảm phụ. Ban ngày cơ thể hoạt động sôi nổi, thần kinh giao cảm sẽ giúp cho dạ dày co bóp mạnh, trợ tiêu hóa và hấp thu.
+ Đêm đến, thần kinh giao cảm phụ hoạt động trong lúc cơ thể được nghỉ ngơi, cũng tích lũy những dinh dưỡng đã hấp thu trong cơ thể. Nếu như ăn vào ban đêm, khiến sáng hôm sau ăn không ngon miệng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì.
8. Ảnh hưởng đến da
+ Từ 23 đến 24 giờ, da ở trong trạng thái nghỉ ngơi để dưỡng da.
+ Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối lọan sự tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, rối loạn hệ thống thần kinh sẽ khiến cho da bị khô, không có sức đàn hồi, sạm, không bóng…
Đi ngủ trước 23h để có một làn da “hoàn hảo” (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, vì vậy không nên thức khuya.
Lời kết
Đồng hồ sinh học trong cơ thể chính là thời gian biểu cho những hoạt động hàng ngày của mỗi người. Chúng định rõ thời điểm nào trong ngày dành cho việc ăn uống, làm việc hay nghỉ ngơi…
Vì vậy, chúng ta nên sắp xếp công việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể, không vì bất cứ lý do gì mà thức quá khuya, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây nên các căn bệnh về: gan, thận, mật, thần kinh, giảm trí nhớ…
Đặc biệt, chị em phụ nữ muốn giữ gìn làn da luôn khỏe, đẹp, mịn màng…cần ngủ đủ 8h/1 ngày và không nên thức muộn quá 23h.